Tin tức

Những điều nên biết về đá phạt gián tiếp trong bóng đá

Advertisement

Các tình huống đá phạt luôn là cơ hội vàng để các cầu thủ kiến tạo bàn thắng. Một trong các hình thức đá phạt phổ biến hiện nay là đá phạt gián tiếp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về hình thức đá phạt này. Hãy cùng Xoilac tìm hiểu từ A đền Z về đá phạt gián tiếp trong bóng đá.  

Đá phạt gián tiếp là gì?

Đá phạt gián tiếp là một hình thức đá phạt phổ biến trong bóng đá hiện nay. Đá phạt trực tiếp sẽ được thực hiện tại nơi xảy ra lỗi, đó có thể là mọi vị trí trên sân. Trọng tài sẽ xác nhận đá phạt gián tiếp bằng cách giơ tay lên cao, tư thế này sẽ được giữ nguyên cho đến khi quả đá phạt thực hiện xong hoặc khi bóng vượt qua đường giới hạn trên sân hoặc chạm cầu thủ khác. 

Trong đá phạt gián tiếp, bàn thắng chỉ được công nhận khi phải thông qua việc chạm bóng của một cầu thủ khác. Nếu bóng từ cầu thủ đá phạt vào lưới trực tiếp thì bàn thắng sẽ không được công nhận. Sau đá phạt gián tiếp, nếu bóng bị cản lại bởi cầu thủ đội bạn và bật ra hết đường giới hạn sân thì sẽ được hưởng tiếp một quả phạt góc. 

Đá phạt gián tiếp là gì?
Đá phạt gián tiếp là gì?

Các lỗi được thổi đá phạt gián tiếp 

Trong trận bóng, Trọng tài là người được quyết định các tình huống đá phạt gián tiếp. Theo quy định của Luật bóng đá, các lỗi đá phạt gián tiếp sẽ đến từ vị trí thủ môn hoặc các cầu thủ cụ thể như sau:

Về phía các cầu thủ 

Với các cầu thủ trong sân thi đấu nếu mắc phải các lỗi sau đây sẽ bị thổi đá phạt gián tiếp

  • Cầu thủ vi phạm một lỗi việt vị bất kỳ.
  • Cầu thủ chơi bóng nguy hiểm, không lành mạnh.
  • Ngăn cản đường tiến của đối phương không đúng quy định.
  • Ngăn cản không cho thủ môn đưa bóng vào cuộc.
  • Cầu thủ vi phạm dù không vi phạm bất kỳ lỗi nào của luật 12 nhưng vi phạm lỗi bị cảnh cáo hoặc truất quyền thi đấu thì Trọng tài cũng có quyền xử đá phạt gián tiếp.
Các lỗi được thổi đá phạt gián tiếp 
Các lỗi được thổi đá phạt gián tiếp

Về phía thủ môn 

Trong các trận đấu, thủ môn cũng có thể bị Trọng tài xử đá phạt gián tiếp nếu vi phạm một số các lỗi:

  • Trước khi đưa bóng vào cuộc, thủ môn giữ bóng quá 6 giây.
  • Thủ môn chạm vào bóng nhưng không bắt lại được dứt khoát khi cầu thủ đội bạn dự định cướp lại bóng.
  • Nếu bóng chưa chạm bất cứ cầu thủ nào mà thủ môn bắt bóng hoặc chạm bóng trở lại sau khi đã đưa bóng vào cuộc.
  • Khi đồng đội cố tình chuyền về bằng bàn chân, thủ môn lại chạm hoặc bắt bóng bằng tay. 
  • Thủ môn chạm hoặc bắt bóng từ quả ném biên về của đồng đội. 

Xem thêm >>> Bảng kết quả bóng đá Xoilac cập nhật mới nhất ngày hôm nay . 

Cách thực hiện đá phạt gián tiếp trong bóng đá

Thông thường, các cú đá phạt gián tiếp thường được thực hiện ngoài vòng cấm. Đây là vị trí đá phạt xa nên các cầu thủ thường lựa chọn đường bóng bổng để đồng đội băng xuống. Còn nếu các cú đá phạt được thực hiện trong vòng cấm thì nên có hai cầu thủ tham gia, một người sẽ kiến tạo, chạm nhẹ bóng trước để cầu thủ còn lại sút bóng. Cầu thủ đá phạt phải có kỹ năng dứt điểm tốt, khả năng phán đoán nhanh nhạy. 

Cách thực hiện đá phạt gián tiếp trong bóng đá
Cách thực hiện đá phạt gián tiếp trong bóng đá

Trong đá phạt gián tiếp, đội bóng đối thủ sẽ được sử dụng 10 cầu thủ làm rào chắn còn thủ môn sẽ được đứng vị trí bắt bóng thuận lợi nhất. 

Advertisement

Phân biệt đá phạt gián tiếp và trực tiếp trong bóng đá

Trong bóng đá thì áp dụng hai hình thức đá phạt gián tiếp và đá phạt trực tiếp. Hai hình thức đá phạt này sẽ có một số điểm khác nhau cơ bản, để mọi người dễ dàng phân biệt.

  • Công nhận bàn thắng: Đá phạt trực tiếp bàn thắng được công nhận khi cầu thủ sút trực tiếp vào cầu môn còn đá phạt gián tiếp chỉ công nhận khi bóng đã chạm một cầu thủ khác trước khi vào lưới. 
  • Thổi phạt cầu thủ: Đá phạt trực tiếp bị Trọng tài thổi phạt khi cầu thủ phạm lỗi nghiêm trọng còn đá phạt gián tiếp thì bị phạt với các lỗi ít nghiêm trọng hơn. 
  • Vị trí thực hiện: Đá phạt trực tiếp không được thực hiện trong vòng cấm còn đá phạt gián tiếp có thể được. 
  • Trường hợp phản lưới nhà: Nếu đá phạt trực tiếp, phản lưới nhà sẽ bị nhận bàn thua còn với hình thức đá phạt gián tiếp thì đối thủ sẽ được hưởng một quả phạt góc. 
Phân biệt đá phạt gián tiếp và trực tiếp trong bóng đá
Phân biệt đá phạt gián tiếp và trực tiếp trong bóng đá

Lời kết 

Việc các cầu thủ “bẫy lỗi” để được hưởng đá phạt là câu chuyện thường được sử dụng trên sân để giúp tăng cơ hội ghi bàn. Chính vì vậy, nếu tham gia chơi bóng đá hay yêu thích bộ môn này thì không thể bỏ qua những chia sẻ về đá phạt gián tiếp này. 

Advertisement

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button